Bệnh lo lắng mãn tính biểu hiện tình trạng bồn chồn, bức rức, lo sợ, lo lắng, bực dọc, khó ngủ và e ngại một cách quá mức và kéo dài. Người bệnh thường đổ mồ hôi, hồi hộp, đau ngực, mệt mỏi, nhức đầu, hụt hơi, và căng cơ bắp.
Có hai lọại nguyên nhân chính gây nên bịnh lo lắng: hậu quả thuốc tây và khủng hoảng tâm lý. (Gaby, 2017). Bài viết này sẽ chú ý đến nguyên nhân thứ nhất.
Liệu pháp tự nhiên gồm bồi bổ dinh dưỡng bằng thuốc bổ sung vitamin B, magnesium, vi sinh tốt, tăng bổ dưỡng trong việc ăn uống, thở sâu và tham gia vận đông thể lực.
Sơ lược liên hệ giữa lo lắng và một số dinh dưỡng cần thiết
Lo lắng là một trong những triệu chứng thiếu Vitamin B3, hoặc magnesium, hoặc vitamin B12 , hoặc B6, hoặc vitamin B9 (axit folic) (Gaby, 2017; Groper & Smith, 2013). Phần lớn tình trạng thiếu dinh dưỡng liên quan đến hậu quả của thuốc tây. Nếu không phải hậu quả của thuốc tây (nhất là thuốc trụ sinh) thì sự căng thẳng, khủng hoảng tinh thần … có thể làm cho vi sinh đường ruột mất thăng bằng, vi sinh tốt chết đi trong khi vi sinh độc hại sinh sôi lộng hành. Vi sinh tốt thường giúp cơ thể sản xuất hoặc hấp thụ dinh dưỡng, nhất là vitamin B kể cả vitamin B12. Mất đi vi sinh tốt là một trong những nguyên nhân gây tình trạng thiếu dinh dưỡng.
Một số thuốc tây có thể ngăn cản hay làm giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng nhất là vitamin B3, Magnesium, B12, B6, B9, làm cho cơ thể thiếu B3, B12, B6, B9 và magnesium. Hậu quả là gây chứng lo lắng.
Những thứ thuốc tây y sau đây có phản ứng phụ làm cạn những chất dinh dưỡng liên quan đến chứng lo lắng:
– Magnesium (100-500 mg một ngày), Magnesium lactate và magnesium oxide được dùng trong những nghiên cứu tác dụng của magnesium cho bịnh lo lắng (healthline). Nhưng có thể magnesium dưới hình thức khác như magnesium citrate, magnesium chloride (Kubala, 2020).
– Hổn hợp vitamin B có vitamin B12, B6 và B9 và vitamin C (Gaby, 2012; Kubala, 2020)
– Thuốc bổ sung vi sinh tốt (probiotics). Thuốc bổ sung vi sinh tốt có thể dùng gồm Radiance Probiotics 100 billion, Lifestream Advanced Probiotics Mood & Immune (2 thứ này có bán ở Chemistwarehouse tại Úc và New Zealand) hoặc Innovixlabs Multi-strain probiotic Innovixlabs mood probiotic, Garden of Life Dr. Formulated Probiotics , Mood+ (có bán ở www.iherb.com) và những thuốc bổ sung vi sinh tố có Lactobacillus helveticus và Bifidobacterium longum, là hai dòng vi sinh được thử nghiệm có hiệu quả nâng cao tinh thần lạc quan (Messaoudi et al, 2011)
– Tập thở sâu mỗi ngày, tham gia thể dục thể thao.
Xin lưu ý:
Bài viết này chỉ có mục đích thông tin chứ không thay thế chỉ dẫn của bác sĩ.
Tham khảo:
Gaby, A. (2017) Nutritional Medicine, Second Edition. Fritz Perlberg Publishing Concord.
Gropper, S. & Smith, J.L. (2013). Advanced Nutrition and Human Metabolism. 6th Edition. International Edition.Wadsworth, Cengage Learning.
Kubala, J. (2020) Magnesium for Anxiety: Is it effective? https://www.healthline.com/health/magnesium-anxiety
Messaoudi, M. et al (2011). Beneficial psychological effects of a probiotic formulation (Lactobacillus helveticus R0052 and Bifidobacterium longum R0175) in healthy human volunteers. Gut Microbes, Volume 2, 2011 – Issue 4. https://www.tandfonline.com/doi/abs/10.4161/gmic.2.4.16108
Pharmacy Solutions. Drug induced nutrient depletion. Pharmacy Solutions. https://pharmacysolutionsonline.com/drug-induced-nutrient-depletion.php
Tại sao có người ăn ít mà mập trong khi có người ăn nhiều lại gầy, nhất là khi cả hai cùng trong 1 gia đình ăn thức ăn phần lớn giống nhau. Tại sao cùng ăn giống nhau mà người thì khoẻ mạnh đến già, người thì bị mất trí nhớ, run chân tay (Parkinson). Mới đây ăn cả tháng thức ăn gốc thực vật, mà tôi lại bị dị ứng nổi mề đay ngứa ngáy khi ăn dâu tây, một thứ trái cây mà trước đây tôi thích ăn mà không hề bị dị ứng. Sao lạ kỳ vậy?
Sau khi tìm tòi đọc tài liệu nghiên cứu, tôi mới khám phá rằng cái tất cả là do đám vi trùng đường ruột chịu trách nhiệm hết. Mỗi người có một tập thể vi sinh đường ruột khác nhau. Nó lành mạnh thì người khoẻ mạnh. Nó mất thăng bằng thi sinh ra đủ thứ bệnh tuỳ tình trạng mất thăng bằng.
Tôi bèn uống mỗi ngày 1 viên thuốc bổ sung vi trùng đường ruột (probiotics) loại 100 tỉ CFU (đơn vị lập đoàn) một viên. Chỉ sau 1 ngày tôi thử ăn lại 5-6 trái dâu tây lớn thì thấy không bị dị ứng gì nữa.
Theo tài liệu nghiên cứu tóm lược dưới đây, quý bạn sẽ thấy chỉ cần điều chỉnh lại tập thể vi trùng (hay vi sinh) đường ruột cho thăng bằng lành mạnh, chúng ta có thể gỉam một cách đáng kể những triệu chứng bịnh mãn tính như trầm cảm lo âu, ợ chua trào ngược (reflux), phong thấp khớp, bịnh tim mạch, bịnh mập ngoài ý muốn, suy giảm trí nhớ, bịnh rụng tóc, bịnh gút – suy thận, bịnh nhức đầu mãn tính, bịnh mất ngủ, tiểu đường loại 1, bịnh viêm chàm da, bịnh vãy nến, rối loạn tiêu hoá, đau cơ (fibromyalgia) …
Duy trì tập thể vi trùng đường ruột lành mạnh sẽ giúp chúng ta phòng tránh hữu hiệu hầu hết mọi thứ bệnh. Cách lập lại và duy trì trạng thái lành mạnh cho tập đoàn vi sinh đường ruột là uống thuốc bổ sung vi sinh (probiotics) và ăn uống đều đặn mỗi ngày thức ăn lên men như sửa chua sống (live culture yogurt), kefir, kim chi, dưa chua sống đủ loại rau cải
Tóm tắt về tập thể vi sinh đường ruột
Tập thể vi sinh trong cơ thể chúng ta, chủ yếu là ở đường ruột, sống trong cơ thể chúng ta từ thuở khai thiên lập địa. Nhưng mới đây khoa học gia mới khám phá ra rằng vi sinh đường ruột không ngừng liên lạc với tế bào thần kinh. Từ đó hệ vi sinh đường ruột được gọi là “não bộ thứ hai”.
Tập đoàn vi sinh đường ruột chiếm 80% hệ miễn nhiễm của cơ thể nên vô cùng quan trọng cho sức khoẻ. (Levy, 2016). Tập đoàn vi sinh lành mạnh lý tưởng gồm 85% là vi sinh hiền, và 15% vi sinh độc (Ken Silvers, 2019). Tỉ lệ vi sinh độc cao hơn 15% sẽ làm tập thể vi sinh mất thăng bằng. Khi thăng bằng ở tỉ lệ 85:15 thì vi sinh hiền kiềm chế được vi sinh độc.
Các công trình nghiên cứu mới đây cho thấy rằng cải thiện tập đoàn vi sinh đường ruột là cần thiết để cải thiện hầu hết mọi thứ bịnh, từ bịnh tâm thần (trầm cảm, lo âu, tự kỷ- autism, mất trí nhớ), phong thấp, tiểu đường, rối loạn tiêu hoá, bệnh da liễu, rụng tóc, tim mạch, lên cân/ sụt ký ngoài ý muốn đến các bệnh tự miễn nhiễm và dị ứng. (Levy, 2016)
Tập thể vi sinh đường ruột chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố từ di truyền, tuổi tác, phái tính, và chế độ ăn uống. Vi vậy tập đoàn vi sinh đường ruột của mỗi người khác nhau và gồm hàng tỉ tỉ vi sinh, phần lớn là vi trùng không hại đến sức khoẻ chúng ta.
Vai trò của tập đoàn vi sinh đường ruột gồm:
Giúp sản xuất hoc môn, ví dụ như serotonin, hoc môn gây cảm giác vui.
Phụ giúp rút ra năng lượng và chất dinh dưỡng, khoáng chất, chất đạm cơ bản, axit béo, và chất kháng oxit hoá. (Thiếu vi sinh có vai trò này vì thế làm cho chúng ta thiếu dinh dưỡng, đưa đến nhiều thứ bịnh mãn tính, mặc dầu ăn uống nhiều).
Quản lý khẩu vị và trọng lượng cơ thể
Tiêu hoá chất xơ làm cho phân không bị lỏng.
Kiểm soát tính tình, động cơ và sức khoẻ trí óc.
Giúp phòng ngừa cảm cúm.
Giúp chữa lành cơ bắp và thương tích (Levy , 2016)
…
Một trong những vai trò quan trọng nhất của vi sinh tốt (loại
hiền gọi là probiotics) trong đường ruột là đóng góp làm mạnh hệ miễn nhiễm cho
cơ thể, giúp cơ thể chống sự xâm lăng của các chất độc và vi trùng độc xãy ra hằng
ngày (Levy, 2016)
Tập thể vi sinh đường ruột thường bị biến đổi trở thành không lành mạnh vì những yếu tố sau đầy:
Cơ thể tiếp xúc với chất bẩn và chất độc trong môi sinh
Ăn uống thức ăn không đủ chất kháng viêm
Dùng thuốc có chất độc, kể cả thuốc do bác sĩ kê toa , nhất là thuốc kháng sinh và thuốc không cần toa bác sĩ.
Hút thuốc lá
Bị căng thằng cao độ
Và tiếp cận mầm bệnh của nhữnng người bị bệnh.
Hiện nay, khoa học khẳng định là tập thể vi sinh đường ruột không lành mạnh làm khởi phát những bịnh sau đây:
Dị ứng thức ăn
Ho suyễn
Tiểu đường
Phong thấp, thấp khớp
(arthritis)
Đau xơ cơ (Fibromyalgia)
Viêm chàm da (eczema) và bịnh vảy
nến (psoriasis)
Chậm phục hồi sau động kinh,
thương tích cột sống hay tai biến mạch máu não (stroke)
Hội chứng loạn chuyển hoá
(metabolic syndrome) và bịnh tim mạch.
Bệnh tự miễn
Bệnh tự miễn như như
đau cơ (fibromyalgia), đa xơ cơ (Multiple sclerosis) phong thấp khớp (rheumatoid arthritis),
tiểu đường loại 1, viêm chàm da
(eczema), Bịnh vãy nến (psoriasis) là những bịnh do tế bào phòng thủ của cơ
thể tấn công phá huỷ những tế bào của cơ thể vì lầm tưởng đó là vật lạ tấn công
cơ thể.
Khám phá mới nhất
cho biết các vi sinh trong màng ruột già có thể liên lạc với các tế bào phòng
thủ của hệ miễn nhiễm. Nếu hệ vi sinh đường ruột mất thăng bằng (nhiều vi sinh
độc hơn vi sinh hiền) thông tin từ vi sinh đường ruột tới hệ miễn nhiễm có thể
bất bình thường và gây bịnh tự miễn. Vì vậy, những bệnh tự miễn trên đều liên
quan đến tình trạng vi sinh đường ruột mất thăng bằng. (levy, 2016)
Bây giờ người ta
biết rằng khi mầm bịnh (pathogens) đi vào cơ thể qua thức ăn, thức uống và tiếp
cận độc tố, hệ vi sinh có thể bị rối loạn, gây viêm tại chổ và viêm khắp người.
Tình trạng viêm này tạo nên một quy trình độc hại vòng vo vì nó thay đổi hệ vi sinh đường ruột, phá hỏng ranh giới lành mạnh giữa đường ruột và phần còn lại của cơ thể, giảm khả năng hấp thu dinh dưỡng, gây rò rỉ ruột và những triệu chứng dính tới tình trạng tự miễn. Những triệu chứng này gồm cả bịnh da liễu, ăn không tiêu; lo âu, mất ngủ vì tính tình bất thường, đau khớp và mệt mỏi. Giống Lactobacillus casei Shirota là một trong nhứng giống vi trùng đường ruột được nghiên cứu cho thấy là ảnh hưởng giúp kiểm soát phản ứng viêm. (Levy, 2016)
Trầm cảm và lo âu:
Kết quả một công trình nghiên cứu 2011 trên chuột chứng minh là cho chuột ăn vi sinh hiền (probiotics) rõ ràng giảm hành vi biểu hiện lo âu và trầm cảm so với chuột không được ăn.
Những giống vi sinh đường ruột có thể giảm lo âu và trầm cảm gồm Lactobacillusacidophilus, Lactobacilluscasei,
and Bifidobacterium bifidum, mặc dầu không chắc chắn là có hiệu quả
có mọi người. (Levy, 2016)
Chúng ta cũng có thể nhớ rằng trầm cảm và lo âu là một trong những triệu
chứng thiếu vitamin B nhất là B3, là những vitamin cơ thể phải nhờ vào vi sinh
đường ruột sản xuất va cung cấp. Hệ vi sinh đường ruột mất thằng bằng với không
đủ vi sinh tốt mà nhiều vi sinh xấu sẽ đưa đến tình trạng thiếu Vitamin B.
Vì vậy, uống vitamin B để cải thiện chứng trầm cảm và lo âu sẽ đem lại kết
quả nhanh nhưng tăng cường hệ vi sinh là cách lâu dài và trị tận gốc.
Mập và Lên ký ngoài ý muốn
Nghiên cứu mới nhất
đây cho thấy tình trạng ăn quá nhiều và mập phì liên quan đến trạng cơ thể bị mất
đi một số vi sinh tốt trong đường tiêu hoá. Một số nghiên cứu khác cho thấy những
người mập phì có quá nhiều hai loại vi sinh đường ruột loại độc là bacteroides and firmacutes. Loại vi sinh này
sinh chất độc nội tiết (endotoxins) chuyển hoá gây viêm, làm màng nhờn đường ruột
đưa đến tình trạng rò rỉ ruột. Cách căn bản giảm diệt vi sinh độc hại là đưa và
nuôi dưỡng nhiều vi sinh hiền trong đường ruột.
Hệ vi sinh mất thăng bằng cũng làm cơ thể giữ lại khối lượng mỡ trong
người thay vì chuyển mỡ thành năng lương khi cần. Một số vi sinh độc hại lại giảm
độ nhạy cảm giác no.
Khoa học gia thừ đưa vi sinh của chuột mập phì vào chuột bình thường thì chuột bình thường cũng trờ nên mập phì dầu ăn ít hơn trước. Làm ngược lại cũng cho thấy khi đưa vi sinh đường ruột của chuột bình thường vào chuột mâp phì, chuột mập phì giảm cân và kiềm chế việc ăn uống hơn. (Levy, 2016).
Những giống vi sinh được kết quả nghiên cưu cho thấy có công dụng nhất trong việc giảm mở xung quanh nội tạng, và vùng bụng gồm (theo thứ tự công hiệu nhất):
Bifidobacterium lactis
Lactobacillus amylovorus
Lactobacillus fernentum
Lactobacillus rhamnosus
Lactobacillus gasseri
Sử dụng thuốc bổ sung vi sinh probiotics chứa ít nhất một vài giống vi sinh trên có lẽ là phương pháp đáng thử nghiệm cho những người muốn giảm cân. Nhưng nếu muốn có đủ cả 5 giống trên cho chắc ăn thì có thể thừ mua probiotics ở www.floraspring.com mà không sợ mất tiền vì họ đảm bảo hoàn tiền 100% trong vòng 90 ngày. Có thể xem phản hồi của người dùng ờ đó trước khi mua .
Chứng trào ngược a xit (Ợ chua)
(Reflux)
Hầu như ai cũng thỉnh thoảng bị ợ chua. Nhưng có loại ợ chua bình thường
không gây thiệt hại cho thực quản, và tự
nó dứt, Có chứng ợ chua mãn tính gây thương tích cho thực quản.
Triệu chứng bệnh ợ chua có thể có gồm
Đau cháy ngực (heart burn)
Thức ăn, uống trào ngược lên thực quản
Đau ngực
Cảm giác đau, cháy trong thực quản
No hơi
Thường phải ho cho thông cổ
Khàn giọng
Ho mãn tính
Buồn nôn
Sình bụng
Bụng khó chịu
Ăn mau no
Các triệu chứng ợ chua trào ngược thức ăn thường kéo dài khi hệ vi sinh
đường ruột mất thăng bằng hay trường hợp, vi sinh tăng trường quá mức trong ruột
non (SIBO).
Hai giống vi sinh đường ruột được nghiên cứu chứng nghiệm có tiềm năng cải
thiện chứng trào ngược, ợ chua cho người lớn là:
Bifodobacterium bifidum YIT 10347 trong sửa chua và sản phầm vi sinh bổ sung.
Bifidobacterium lactis HN019 trong sản phẩm vi sinh bổ sung (probiotics supplement) (Kelsey
Kennin)
Thông thừờng trong các sản phẩm vi sinh (probiotics) bổ sung và sửa
chua, người ta chỉ đề tên giống vi sinh chứ không đề mã số. Khó mà biết được,
chúng ta chỉ dựa vào tên khoa học mà hy vọng vi sinh cùng một giống -không nhiều
thì ít- có lợi ích giống nhau.
Dầu sao đi nữa, theo kết quả nghiên cứu trên, tang cường hệ vi sinh với thuốc bổ sunh vi sinh có chức B. bifidum và B. lactis là phương pháp đáng thử nghiệm nếu chúng ta có triệu chứng trào ngược, ợ chua và đau cổ họng của mình.
Bệnh suy giảm trí nhớ (dementia)
Nghiên cứu gần đây về hệ vi sinh và bịnh suy giảm trí nhớ cho thấy hệ vi
sinh đường ruột liên hệ trực tiếp tới mầm bịnh gây mất trí nhớ vì nó khởi phát
bịnh rối loạn chuyển hoá (metabolic diseases) và khởi phát diễn trình viêm cấp
thấp. Dùng bổ sung vi sinh (probiotics) để cải thiện hệ vinh đường ruột vì vậy
có tiềm năng giúp phục hồi trí nhớ (Rashad Alkasir et al, 2016). Càng
ngày càng có nhiều bằng chứng từ nghiên cứu tiền lầm sàng (preclinical studies)
và lâm sàng (clinical studies) cho thấy vi sinh hiền (tốt) có tiềm năng phòng
ngừa và cải thiện triệu chứng Alzheimers. (Wong, Kobayashi & Xiao, 2018).
Bịnh Gút (Gout) và Suy thận (kidney failure)
Gút là một bịnh rối loạn chuyển hoá trầm trọng thường gặp dẫn đến tình
trạnhg suy thận.
Theo kết quả một cuộc nghiên cứu lâm sàng tại Ukraine, sau 10 ngày uống vi sinh hiền (probiotics) với giống vi sinh tuỳ theo triệu chứng bệnh mỗi người, 100 triệu đơn vị lập tập đoàn ( Colony forming units) mỗi ngày, những bịnh nhân được:
Hạ huyết
áp
Giảm cân
Giảm mỡ
vùng bụng và vòng bụng
Giảm kích
cở vết thương và vết sẹo trên thận
Giảm kích
cở tophi (sạn urat)
Mức axit
uric và creatine trong máu trở lại bình thường.
(American Physiological Society, 2019)
Dùng thuốc bổ sung vi sinh hiền (probiotics) vì thế có thể là một cách
chữa trị bệnh gout và suy thận đáng thử nghiệm.
Bịnh rụng tóc (hair loss)
Hệ vi sinh đường ruột có nhiều loại enzim để phá vỡ thức ăn và sản xuất
nhữnhg chất dinh dưỡng vi mô thiết yếu mà cơ thể chúng ta khó có được như
biotin (vitamin B7), vitamin K, niacin (vitamin B3) và axit folit (vitamin B9).
Biotin là vitamin B7 có nhiều trong nấm và đậu nành. Không có đủ vitamin B7 chúng ta sẽ bị bịnh da liễu và rụng tóc. Một số vi sinh đường ruộc cũng có thể sãn xuất biotin trong khi có một số vi sinh khác phá vỡ và ăn mất biotin.
Một số khoa học gia Nhật đã dung chuột để nghiên cứu tìm thấy rằng nguyên
nhân làm chuột rụng lông vì thiếu biotin liên hê đến hệ vi sinh đường ruột mất
thăng bằng. Họ kết luận rằng tim biotin hay điều chỉnh hệ vi sinh đường ruột có
thể ngưng tình trạng rụng tóc.
Tăng vi sinh sản xuật biotin (vi sinh hiền) để giảm/ diệt vi sinh ăn biotin (vi sinh độc) là cách điều chỉnh có thể làm ngưng và đảo ngược tình trạng rụng tóc. (Barford, 2018).
Theo kết quả nghiên cứu của Noda , Akasaka và Ohsug (1994) Bifidobacterium
Bifidum có thể đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp biotin cho con người.
Như vậy, uống Biotin hoặc những thuốc bổ sung chứa biotin như Folexin
(folexin.com) có kết quả nhanh và uống thuốc bổ sung vi sinh có B. Bifidum trị
gốc có kết quả dài hạn là những cách đáng thử nghiệm nếu chúng ta bị rụng tóc
nhiều hơn mình muốn.
Bịnh nhức đầu
Vì hệ vi sinh đường ruột liên lạc trực tiếp với não bộ và có vai trò
quan trọng sản xuất nhiều hóc môn não bộ nên rất có thể có ảnh hưởng đến tình
trạng nhức đầu và mất ngủ.
Theo nghiên cứu đăng trong tập san Cephalagia (chuyên về nhức đầu), 100 người gồm 50 người nhức đầu mãn tính và 50 người nhức đầu từng cơn tham dự thử nghiệm lâm sàng. Họ được cho sản phẩm vi sinh probiotics Bio-Kult® Advanced (14 giống vi sinh; 4 tỉ CFU một ngày) hay thuốc giả trong 8-10 tuần lễ. Kết quả cho thấy số lần nhức đầu giảm đáng kể (40-45%)cho cả hai nhóm khi dùng sản phẩm bổ sung vi sinh. Mực độ đau nhức cũng giảm đáng kể (29-03%) khi uống bổ sung vi sinh. Lượng thuốc giảm đau cần dung và thời gian đau nhức cũng giảm rất nhiều. (May, 2019).
Bịnh mất ngủ
Vi sinh tốt trong đường ruột được nghiên cứu
khoa học xác nhận là có thể tăng mạnh lượng melatonin bằng cách tăng lượng tryptophan trong máu.
Melatonin là hoc môn có nhiệm vụ bảo trì đúng đắn chu kỳ thức ngủ của chúng ta.
Kết quả nghiên cứu y học cho thấy khi cơ thể
thiếu melatonin thì chu kỳ thức ngủ bị rối loạn. Vì vậy tăng nhiều vi sinh đường
ruột tốt sẽ bảo đãm cơ thể lúc nào cũng có đủ tryptophan, làm tăng lượng
melatonin và ngủ ngon giấc.
Thể dục có công dụng tuyệt vời cho đường ruột
và giấc ngủ. Theo kết quả nghiên cứu về thể dục cho thấy những người vận động
thề dục đều đặn có nhiều loại và lượng vi sinh tốt trong đường ruột hơn là những
người không hoạt động. Và lượng vi sinh tốt trong người có thể tăng 40% nhờ thể
dục. (Morea, 2017)
Theo bài viết về
Vitamin B, bịnh mất ngủ là một trong những triệu chứng thiều vitamin B. Mất
thăng bằng vi sinh đường ruột là một trong những lý lo quan trọng gây nên thiếu
vitamin B.
Nếu 2 giờ sáng quý bạn thức dậy và tự hỏi tại sao mình không ngủ lại được thì hãy nhớ đến các bạn bé nhỏ trong đường ruột. Để tâm nuôi dưỡng o bế hệ vi sinh đường ruột là cách tốt nhất để tái lập chu kỳ thức ngủ của mình, bắt đầu hưởng giấc ngủ thần tiên và những ngày vui kế tiếp (Morea, 2017)
Cách cải thiện hệ vi sinh đường ruột:
Chúng ta có thể bắt đầu cải thiện hệ vi sinh đường ruột của mình bằng cách tránh tối đa thuốc kháng sinh, gia tăng ăn đa loại thức ăn chứa nhiều vi sinh tốt như sửa chua sống (live culture yogurt, kefir, kombucha), dưa chua kim chi, dưa cải chua đủ loại rau, natto, và dùng sản phẩm bổ sung vi sinh tốt (probiotics) chứa nhiều giống vi sinh tốt – ( 12 giống trở lên) và ít nhất mỗi ngày 30 tỉ CFU trở lên.
Chúng ta cần kiên nhẫn vì tập đoàn vi sinh đường ruột mỗi người khác nhau. Có triệu chứng có thể được giải quyết nhanh chóng với probiotics, như chứng dị ứng thức ăn. Nhưng phần lớn những chứng bịnh mãn tính có thể cần 12 tuần hoăc lâu hơn mới thấy cải thiện rõ ràng. Liều lượng probiotics cần dùng để lành mạnh hoá tập đoàn vi trùng đường ruột cũng thay đổi tuỳ tình trạng từng người. Chỉ dùng cho mục đích bảo trì chúng ta có thể chì cần 4-10 tỉ CFU vi trùng một ngày. Nhưng để cải thiện những bịnh nan y, chúng ta có thể cần từ 30 tỉ CFU đến 100 tỉ CFU vi trùng tốt trong 1 ngày.
Xin Lưu ý: Bài viết này chỉ có mục đích thông tin chứ không có tính cách tư vần hay khuyên dẫn.
Chúng ta có khuynh hướng dùng thuốc để tạm thời giảm các triệu chứng khó chịu như đau nhức, nhức đầu, chán nãn, mệt mỏi, trầm cảm nếu có được thứ thuốc đó. Vì vậy dầu biết liệu pháp vỗ đập/ căng giãn là liệu pháp tự nhiên rất đơn giản có thể giúp cơ thể tự chữa lành tận gốc, chúng ta cũng không đủ quyết tâm và chịu khó áp dụng.
Tuy nhiên, ở trong tù không có thuốc để giảm triệu chứng nghiện ma tuý và rượu, anh Phạm khắc Hưng nhờ dùng phương pháp vỗ đập/ căng giãn đã thành công trị được bệnh nghiện nghiêm trọng của mình. Xin xem bài chia sẻ dưới đây của anh Hưng để thấy công hiệu của phương pháp này. Xem xong mà vẫn chưa được thuyết phục về lợi ích của phương pháp vỗ đập/ căng giãn cho sức khoẻ của mình, ít nhất quý bạn cũng có thể mách giúp cho những ai đang bị bệnh nghiện hành hạ.
Tôi là Phạm Khắc Hưng. Tôi xin kể cuộc chiến của tôi với bịnh nghiện ma tuý, nghiện rượu, nghiện thuốc lá và nghiện cờ bạc. Những bịnh nghiện này gần như phá huỷ đời tôi. Mặc dầu đã cố gắng vài ba lần để thắng cuộc chiến này, tôi vẫn không thắng được cho đến khi tôi vào tù.
Mười ba năm trước (2006 – chú giải của người dịch), là lần đầu tiên tôi được đên nước Úc, một nước tôi thật yêu thích nhất, tôi học ngành làm tóc. Đây là ngành tôi mơ từ nhỏ. Chẳng bao lâu tôi trở nên học viên giỏi nhất lớp. Tôi có việc làm tốt sau khi tốt nghiệp.
Sau một vài năm làm việc cực nhọc, tôi để dành tiền đủ để mở tiệm làm tóc riêng. Tiệm làm tóc rất phát đạt. Tuy nhiên tiệm nằm trong một cộng đồng có tiếng không tốt. Vì nhu cầu phát triển mạng lưới doanh nghiệp, tôi bắt đầu móc nối với mọi thành phần xã hội.
Đó là lúc tôi khởi đầu dính dáng đến thuốc lá và rượu chè. Tôi bắt đầu cờ bạc với bạn bè trong quán rượu, rồi cờ bạc kéo theo thuốc lá và rượu chè. Tôi bắt đầu nhè nhẹ thôi nhưng chỉ trong sáu tháng tôi đã hút một bao thuốc một ngày và uống hơn hai lít bia mỗi lần.
Dĩ nhiên chẳng bao lâu tôi xài hết tiền kiếm được ở tiệm làm tóc và phải mượn tiền trả lãi cao. Để có tiền trả nợ, tôi lao đầu vô buôn ma tuý để kiếm tiền cho lẹ, nhưng cuối cùng tôi phải bán tiẹm làm tóc để trả nợ. Tôi thấy mình hoàn toàn thua bại trong cuộc đời. Tôi hết sức căng thẳng và chán chường, vì tôi không thể đối diện thực tế.
Tôi bắt đầu dùng ma tuý để gây mê mình. Tôi dùng cocaine trước rồi nhanh chóng thử cần sa và hoá chất tinh thể ice ( hay Crystal methamphetamine, loại ma tuý hoá chất làm thoả mãn cơn nghiện nhưng huỹ hại não mạnh nhất – chú giải của người dịch).
Xin nói thêm là lúc này tôi hút hai bao thuốc lá một ngày rồi. Và tôi nghiện rượu đến nổi tôi uống rượu như uống nước. Bấy giờ tôi ý thức là mình đã nghiện rượu, nghiện thuốc lá và nghiện ma tuý quá nặng.
Hậu quả là sức khoẻ tôi bắt đầu suy sụp. Lúc nào cũng thấy chán chường ( trầm cảm) và lo âu. Trí nhớ trở nên tệ đến nổi tôi phải viết xuống những gi cần làm ngày mai trên giấy gắn lên tủ lạnh, nếu không thì không nhớ nổi. Tay tôi thường run và rung như người bị bịnh mất trí nhớ. Tim tôi lúc nào cũng cảm thấy đau trầm trọng, ngực như bị đau thắt, thường thấy hụt hơi, thiếu ốc xy. Cứ ba ngày là bị đau đầu và đau bụng kinh khủng.
Tôi phải uống thuốc giảm đau hoài. Thuốc lại gây chứng mất ngủ. Có lúc liên tiếp ba ngày tôi không ngủ đước tí nào cả. Lại có lúc tôi ngủ li bì 24 đồng hồ. Tôi hết muốn ăn, nên chỉ ăn 1 lần một ngày hoặc không ăn gì cả. Lúc nào tôi cũng thấy mệt và kiệt sức, nhưng tôi chỉ biết dùng thêm ma tuý, rượu và thuốc lá để có thêm sức. Cái vòng lẩn quẩn này thật kinh khủng cho đời sống hằng ngày của tôi. Tôi cảm thấy như ở trong địa ngục nhưng không làm sao tự mình thoát ra được. Cuộc sống kinh khủng này kéo dài hơn hai năm cho đến khi tôi bị bắt vì tội buôn ma tuý.
Vào tù, những triệu chứng nghiện kể trên cũng theo tôi, và một số trở nên tệ hơn vì điều kiện khắc nghiệt trong tù, nhất là chứng nhức đầu, mất ngủ, trầm cảm, lo âu và đau tim. Nhưng chữa trị trong tù là chuyện rất khó. Ngay cả sau khi vài lần gởi đơn xin chữa trị, cũng phải chờ hàng tháng mới được trả lời.
Trong tù có y viện nhưng họ không chẩn bịnh của tôi được. Họ chỉ còn cách cho tôi thuốc giảm đau Panadol. Lắm lúc đau quá không kịp xin thuốc tôi phải mượn đở thuốc của bạn tù. Tôi cũng để ý thấy những bạn tù cùng bệnh nghiện như tôi chỉ được cho uống loại thuốc làm họ ngủ li bì và gây trầm cảm nặng hơn. Điều đó khiến tôi tự nhủ phải tìm cách khác để cứu mình.
Lúc đó một vài bạn tù đã thử phương cách tự chữa và nói cho tôi biết kinh nghiệm của họ. Ít nhất có ba người trong số đó đã trải nghiệm công hiệu chữa bịnh cho chứng đau nhức, trầm cảm, cao huyết áp và tiểu đường vv.. Tôi đã chứng kiến một vài người tập căng giãn và vỗ đập ( người Hoa gọi là Paida Lajin) trong sân nhà tù.
Dầu sao tôi cũng phải chờ khá lâu nữa mới được bác sĩ Tây y chữa trị và cách chữa trị duy nhất của họ là thuốc trị đau, nên tôi nghĩ mình nên thử phương pháp tự chữa này.
Quyết định như vậy nên tôi đến gặp ông Xiao, người bạn tù đang dạy phương pháp này. ( Chú thích: ông Xiao Hongchi là người chủ xướng phổ biến phương pháp vỗ đập và căng giãn để tự chữa bịnh ở nhiều nước. Trong lần tổ chức hội thảo ở Úc, một bé 6 tuổi bị tiểu đường chết vì cha mẹ nghe thế nào mà ngưng không cho bé uống thuốc nữa. Ông Xiao bị ra toà, bị buộc tội vô ý làm chết người và bị vào tù)
Ông Xiao kiên nhẫn giải thích và diễn tập phương pháp đồng thời bảo rằng đây không phải là liệu pháp dùng thuốc nhưng là phương pháp tự chữa trị mà ai cũng làm được. Nó giống như yoga hay Thái cực quyền. Nó đơn giản hơn những phương pháp cổ truyền khác mà tôi đã thử như cạo gió, giác hơi hay xoa bóp.
Tôi bắt đầu tự vỗ đập và căng giãn với anh Hùng, là người đã hết bịnh đau thắt lưng và gút nhờ vỗ đập căng giãn Paida Lajin. Hai thứ bịnh đau lưng và đau gút làm khổ anh Hung nhiều năm dầu đã trị bằng nhiều thứ thuốc cho đến khi anh thử dùng phương pháp vỗ đập và căng giãn trong tù. Anh Hùng vỗ đập khuỷ tay tôi và giúp tôi căng giãn chân trên băng ghế ngoài sân một vài lần, mỗi lần 10 phút.
Chỉ vậy thôi mà tôi đã cảm thấy có công hiệu. Trước nay ngày nào tôi cũng bị đau đầu, nhưng bây giờ ba tuần mới bị đau một lần, Sau một tháng tập thì cơn nhức đầu biến đi luôn. Cho đến nay 8 tháng rồi tôi không cần thuốc giảm đau Panadol nữa. Thật là một cách chữa lành cơ thể tuyệt vời mà không cần thuốc.
Khi thấy công hiệu như vậy, tôi bắt đầu thực hiện vỗ đập căng giãn đều đặn 1-2 giờ một ngày với anh Hùng và ông Xiao. Dần đần tôi vỗ đập khắp cả người, từ đầu đến ngón chân.
Khi thực hành như vậy có lúc tôi thấy đau và vết tím đen như bầm ( Sha) hiện lên, một hiện tượng da đổi màu vì cơ thể thải độc ra da. Tiếp theo tôi lại trải nghiệm thêm phản ứng chữa lành của cơ thể như, đổ mồ hôi, ngứa ngáy, ợ hơi, nước tiẻu hôi hám… Đây là những phản ứng tự nhiên cần thiết trong diễn trình cơ thể tự chữa lành.
Sau vài tháng thực hành, tôi hoàn toàn không còn những triệu chứng nghiện nữa, đặc biệt là những chứng hành hạ tôi nặng nhất như nhức đầu, đau tim, đau thắt ngực, hụt hơi, nhịp tim loạn, đau bụng và mất ngủ.
Quan trọng hơn nữa là tôi hết tâm bịnh sâu kín liên quan đến tình cảm ( trầm trọng hơn bịnh thể chất). Chứng trầm cảm, lo âu, và thường xuyên nãn lòng cũng không còn nữa. Phải nói là khi bị những triệu chứng đó, tôi hoàn toàn mất tự chủ và mất hết hy vọng cho đời mình, cho tương lai, cho sự nghiệp, cho liên hệ tình cảm và sức khoẻ. Vì thân thể, tâm trí và linh hồn liên hệ chặt chẻ mật thiết, hể sưc khoẻ cơ thể cải thiện thì tự nhiên phương diện tâm linh và tình cảm của tôi cũng khá hơn.
Dầu tôi vẫn còn ở tù và phải đối diện nhiều khó khăn, tôi thấy vui thoả và an bình từ đáy lòng.
Từ khi tôi bắt đầu tự chữa bịnh bằng phương pháp vỗ đập căng giãn chín tháng trước, tôi bị một số bạn tù cười nhạo, một số khác tìm cách ngăn cản không cho chúng tôi thực hành phương pháp, vì họ chưa trải nghiệm công hiệu chữa bịnh của nó. Đây là một phương pháp bạn khó lòng hiểu thấu trừ khi tự mình thực hành nó. Vì tự mình trải nghiệm được công hiệu chữa bịnh của nó, tôi tự nhiên vượt qua sự hiểu lầm của họ và tiếp tục thực hành đên ngày nay.
Rõ ràng là những người hiểu lầm phương pháp này là những người chưa bao giờ thử nó. Về phần chúng tôi thì không những đã thử mà còn trải nghiệm công hiệu chữa bịnh của nó. Điều đó có nghĩa là phương pháp này đã được thử nghiệm lâm sàng và chứng nhận có hiệu quả một cách khoa học. Thật ra tôi đã giúp hơn 20 bạn tù hết bịnh đau vùng thắt lưng, đau gối và nhức đầu vv.. Càng ngày càng thêm người tham gia buổi tập vỗ đập và căng giãn mặc dầu vẫn còn nhiều bạn tù muốn tham gia nhưng không dám vì sợ bị cười nhạo.
Trong lúc thực hành vỗ đập căng giãn, tôi cũng cố gắng dịch quyển sách “ Healing Yourself Naturally Now” của ông Xiao Hongchi từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Làm việc này không những giúp tôi hiểu sâu hơn về hiện tượng tự chữa bịnh mà còn giúp tôi nâng cao trình độ tiếng Anh và tiếng Việt của mình.
Khi mới vào tù, tôi dùng hầu hết thời giờ để chơi bài và nói chuyện tào lao. Nhưng bây giờ tôi để nhiều thì giờ tập phương pháp tự chữa bịnh, đọc và dịch sách của ông Xiao. Tôi dịch gần xong rồi và hy vọng nó sẽ giúp nhiều người bị nghiện nhiều thứ được giải thoát như tôi, ra khỏi sự trói buộc của ma tuý, thuốc lá và rươu chè.
Tôi cũng mong mỏi các chính phủ cũng như xã hội lưu ý phương pháp tự nhiên này nhiều hơn vì nghiện ma tuý, thuốc lá và rượu chè là một vấn nạn xãy ra khắp nơi trên thế giới.
Ngoài thành quả tự chữa lành bịnh nghiện, việc thực hành và học hỏi sâu hơn phương pháp này còn giúp tôi hiểu biết nhiều hơn về Đấng Tạo hoá.
Một thời gian ngắn sau khi vào tù tôi bắt đầu học Kinh thánh và đến nhà nguyện. Sau khi bắt đầu tập vỗ đập và căng giãn với ông Xiao, tôi để ý thấy anh Xiao cũng học Kinh thánh với ba chương trình học. Tự nhiên chúng tôi thường thảo luận về sự tạo dựng thiên nhiên của Thượng đế, kể cả hệ thống tự chữa lành cơ thẻ con người.
Khi chúng tôi được tự chữa lành, chúng tôi kết luận rằng hệ thống cơ thể tự chữa lành là một món quà của Thượng đế, nhưng nhiều người không chấp nhận là có hệ thống này.
Có một lần chúng tôi cùng xem video trong nhà nguyện. Phim video này trình bày làm sao vì nhận thấy cái trật tự tuyệt vời của vũ trụ được thiết kế và tạo dựng mà một nhóm khoa học gia đã có niềm tin nơi Thượng đế. Từ đó chúng tôi thảo luận về sự thiết kế và tạo dựng kỳ diệu dành cho thân thể con người và cơ chế tự chữa lành của nó. Qua sự thảo luận và thực hành phương pháp này, chúng tôi hiểu sâu hơn hơn về cơ thể con người, thấy nó như một tiểu vũ trụ nằm trong đại vũ trụ.
Khi dịch sách của anh Xiao tôi thấy đoạn văn sau đây về Thượng đế và cơ thể con người đúng y như tự mình tôi muốn nói:
“ Thân thể con người không phải là một tập hợp ngẫu biến của các nguyên tố. Nó được thiết kế và biểu hiện bởi một Đấng Siêu việt với sự thông thái và tình yêu thương. Đôi lúc nhiều người dùng tên gọi khác nhau để chỉ Đấng Siêu việt này chẳng hạn như Thượng đế, Thiên Chúa, Thần Linh, Đưc Chúa Trời, hay Đạo. Dầu tên gọi khác nhau theo văn hoá khác nhau, tất cả đều chỉ về một nguồn tối thượng.
Mọi quan sát về phương cách vỗ đập và căng giãn được chứng kiến từ từ, tự nhiên và tự động qua thực hành. Với kiến thức không đầy đủ, con người khó lòng hiểu biết sự sáng tạo cố hữu của Thượng đế. Vì vậy người nào càng thuận phục Thượng đế – tức là Đạo, thì càng dễ chứng kiến sự sáng tạo của Thượng đế”
Tôi khởi đầu cuộc chiến với bịnh nghiện trước khi vào tù, nhưng tôi thất bại. Nếu tôi không bị tù, tôi chắc chẳng có quan tâm đến việc học Kinh thánh, mà cũng không thích gì cách tập vỗ đập/ căng giãn Paida Lajin. Vì thế không vào tù chứng nghiện của tôi chắc tệ hơn và huỹ họai cả cuộc đời tôi, từ thể chất, tâm trí và tâm linh.
Nhưng bây giờ tôi có thể tuyên bố mình đã chiến thắng cuộc chiến với bịnh nghiện. Đây là chiến thắng do sự cứu chuộc của Thượng đế cho thân thể và linh hồn tôi qua lời Kinh thánh. Nhưng cũng qua hệ thống tự chữa lành tuyệt vời mà Thượng đế đã thiết kế và tạo dưng cho thân thể tôi.
Hằng triệu người còn đang tranh chiến với bệnh nghiện của họ, vì vậy tôi mong ước lời chia sẻ này có thể giúp họ chiến thắng với những gì tôi học được trong tù. Đó là lời yêu thương của Thượng đế và hệ thống tự chữa lành do Ngài tạo nên.
It ai trong chúng ta được biết thiếu vitamin B là một trong những nguyên nhân gây nên nhiều chứng bịnh đáng ngại như suy trí nhớ (Alzheimer’s), mệt mỏi mãn tính, yếu sinh lực, lo âu, trầm cảm, dễ cáu, tâm tính tiêu cực, ngứa da, lỡ môi miệng… Ít có bác sĩ Tây y nào chỉ ra nguyên nhân này và giúp chúng ta trị tận gốc bằng cách bồi dưỡng vitamin B. Ngược lại nhiều thứ thuốc họ cho lại làm tình trạng thiếu vitmanib B tệ hơn. Bác sĩ Tây y đầu tiên giỏi dùng vitamon B chữa bịnh tôi biết là em vợ tôi BS Lê T Nguyệt – đã dùng Executive B Stress Formula (chủ yếu gồm vitamin B) để trị bịnh trầm cảm rất hữu hiệu cho một chị bạn và tình trạng yếu sức trong gia đình. Bác sĩ Tây y thứ hai là Bác sĩ Alan R. Gaby, tác giả sách Nutritional Medicine dạy môn dùng vitamin và khoáng chất để trị bịnh. Tôi mong thông tin dưới đây sẽ giúp cho quý bạn và người thân đang bị những triệu chứng thiếu vitamin B nhất là bịnh trầm cảm lâu dài, mỏi mệt, yếu sức và Alzheimer’s.
Vitamin B là một nhóm chất bổ thiết yếu cần có cho cơ thể hoạt động lành mạnh phải được cung cấp từ bên ngoài vào vì cơ thể chúng ta không tự tạo ra chúng được.
Vitamin B đóng vai trò rất quan trọng cho sức khoẻ vì chúng có khả năng giúp biến đổi chất dinh dưỡng khác thành năng lượng hay sinh lực, bảo trì tình trạng chuyển hoá lành mạnh, yểm trợ chức năng thần kinh, chức năng của gan, sức khoẻ da, sức khoẻ mắt và sự phát triển thai nhi trong bụng mẹ.
Chúng ta cần có đủ vitamin B để phòng ngừa những triệu chứn mệt mỏi mãn tính, thiếu máu, suy yếu thần kinh (nhất là tình trạng tâm tính bất thường, lo âu, trầm cảm), yếu sức, suy sụp trí nhớ (kể cả Alzheimers’), da bịnh hoạn, suy tim..
Hổn hợp vitamin B (B Complex) có 8 loại vitamin B sau đây
vitamin B1 (còn gọi là thiamine)
vitamin B2 (còn gọi là riboflavin)
vitamin B3 (còn gọi là niacin)
vitamin B5 (còn gọi là a xit pantothenic )
vitamin B6
vitamin B7 (còn gọi là biotin)
vitamin B12
and folate (còn gọi là vitamin B9 hay là axit folic acid nếu dưới dạng phối chất nhân tạo -Synthetic)
Tám loại vitamin B này có vai trò và hoá tính tương tự nhưng mỗi thứ có chức năng độc đáo riêng.
Thiếu vitamin B có thể đưa đến biến chứng (complications) giáp trạng (thyroid) và thượng thận (adrenal) tạo nên những triệu chứng tiêu cực như mệt mỏi, lên cân, sụt ký, ngủ khó, cáu gắt, trầm cảm, lo âu, bất an…
Thông thường khi có triệu chứng thiếu vitamin B, các y sĩ chuyên vể dinh dưỡng thường cho bệnh nhân uống hổn hợp vitamin B (B complex) cùng với loại vitamin B có dấu hiệu thiếu hụt nghiêm trọng. Chẳng hạn như B complex 1 viên 1 ngày và 500 mg vitamin B3 một ngày trong trường hợp bệnh nhân lo âu và trầm cảm nghiêm trọng.
1. Vitamin B1
Vitamin B1 nằm trong 1 enzim giúp chuyển thức ăn thành năng lượng và đóng vai trò quan trọng cho thần kinh. Thiếu B1 sẽ gây ra triệu chứng:
Tê phù (Beriberi) chủ yếu là yếu và teo cơ bắp với 3 trường hợp
Tê phù khô: (Dry beri beri) : yếu và teo bắp thịt cùng thần kinh điều khiển tay chân và có thể đau bắp chân
Tê phù ướt (wet beriberi): tim lớn (cardiomegaly), tim đâp nhanh (tachycardia) đau tim bên mặt, khó thở và phù tay chân.
Tê phù cấp tính (acute beriberi) chủ yếu xãy ra cho trẻ em gây chứng biếng ăn, nôn mửa, nhiễm a-xit lac tic (từ sửa)
Những trường hợp sau đây thường đưa đến thiếu hụt B1:
Nghiện rượu
Những người bị suy tim ứ huyết (congestive heart failure) hoặc uống thuốc lợi tiểu (diuretic). Trong trường hơp này, liều chữa trị là uống 100 mg B1 hay nhiều hơn mỗi ngày.
Những người lớn tuổi
Và những người có hệ tiêu hoá yếu vì gan yếu, bịnh viêm đường tiêu hoá, ung thư . Chữa trị triệu chứng thiếu B1 trong trường hợp này cần 5-30 mg mỗi ngày trong 1 tháng hay lâu hơn tuỳ theo mức nghiêm trọng.
Vitamin B1 được phân phối rộng rãi trong thức ăn. Thức ăn giàu nhất B1 gồm thịt heo thịt bò, gan bò, cá hồi. Rau quả giàu B1 nhất là ngũ cốc nguyên cám (whole grains) và đậu hạt (legumes) như đậu đen. Môi trường kiềm (alkaline) và sức nóng sẽ huỷ vitamin B1. Vì vậy nấu thức ăn chứa vitamin B1 trong nước sẽ làm mất đi vitamin B1. Nhiều thức ăn chế biến như ngũ cốc chế biến thường được độn vitamin B1, B2, B3 và chất sắt.
Phụ trợ B1 thường được cung cấp dưới dạng thiamine hydrochroride hay muối thiamine mononitrate.
Theo cơ quan y tế Mỹ thì mỗi ngày đàn ông nên tiêu thụ 1.2 mg và phụ nữ 1.1 mg . Phụ nữ có thai và cho con bú thì cần nhiều hơn: 1.4 mg vitamin B1 mỗi ngày .
Vitamin B1 không gây độc nếu tiêu thụ qua đường tiêu hoá. B1 dư thừa sẽ được thải ra qua đường tiểu. Không có phản ứng có hại nào được ghi nhận, ngay cả trong trường hợp uống 500 mg một ngày.
2. Vitamin B2 (Riboflavin)
Vitamin B2 là thuộc một enzim chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Nhưng B2 đặc biệt ảnh hưởng đến sức khoẻ thị giác và da,
Nếu không được cung cấp đủ B2 trong 3-4 tháng sẽ ó những triệu chứng:
viêm đỏ lưỡi (glossitis- nhìn lưỡi láng và đỏ sậm);
sưng (edema) và đỏ như máu (hyperemia) trong miệng
Da bị viêm đỏ
Viêm da bã nhờn (seborrheic dermatitis) xung quanh mũi.
Thiếu máu (amenia) và
Loạn thần kinh tay chân (peripheral nerve dysfunction -neuropathy)
Thiếu B2 trầm trọng sẽ làm giảm khà năng tổng hợp tạo ra vitamin B6 và B3 (niacin) từ tryptophan đồng thời cũng làm hư hại DNA và chu kỳ tế bào.
Những người uống quá nhiều rượu thường thiếu vitamin B2 cùng như những ai bị bệnh tiểu đường, yếu giáp trạng, bị chấn thương (thể chất, tinh thần cũng như tình cảm) và sống trong môi trường căng thẳng làm thay đổi sự chuyển hoá B2 (B2 metabolism).
Thông thường chì cần cung cấp 10 tới 20 mg mỗi ngày cho đến khi hết triệu chứng là giải quyết được tình trạng thiếu hụt B2.
Vitamin B2 có trong nhiều loại thực phẩm nhưng nhiều nhất là trong thức ăn gốc động vật, nhất là sữa và sản phẩm sữa. Gan súc vật rất giàu vitamin B2.
3. Vitamin B3 (còn gọi Niacin)
Vitamin B3 thuộc một enzim chuyển hoá thức ăn thành năng lượng. Nó quan trọng cho sức khoẻ thần kinh, tiêu hoá và da.
Thiếu vitamin B3 sẽ sinh ra bịnh Pellagra (tiếng Ý có nghĩa là Da sần sùi) với triệu chứng
Viêm da (dermatitis): lúc đầu giống như cháy nắng trên những vùng da phô ra nắng, như mặt, cổ, bàn tay bàn chân, khuỷ tay, đầu gối…
Thần kinh suy yếu kể cả nhức đầu, lãnh đạm, mất trí nhớ, viêm dây thần kinh, tay chân, tê liệt tay chân, rối trí, mất định hướng. ( Tạo nên chứng lo lắng, hoảng sợ, trầm cảm..)
viêm đỏ lưỡi (glossitis- nhìn lưỡi láng và đỏ sậm)
Buồn nôn
Nôn mữa và tiêu chảy
Nếu không chữa trị có thể chết.
Thông thường chỉ cần uống 500 mg nicotinamide hay niacin mỗi ngày trong vài tuần lễ là đủ.
Xin lưu ý là tình huống thiếu vitamin B3 có thể xãy ra sau khi uống một số thuốc tây và khi khả năng hấp thụ B3 của cơ thể bị suy yếu. Những loại thuốc gây nên thiếu B3 gồm cả thuốc trị lao phổi isoniazid, thuốc trị ung thư mercaptopurine. Nên uống phụ trợ B3 sau hay trước khi uống những thứ thuốc này 2-3 giờ.
Uống nhiều rượu quá, tiêu chảy mãn tính, viêm đường ruột, ung thư đường ruột làm giảm khả năng hấp thụ B3 vì vậy cũng gây tình trạng thiếu Vitamin B3.
Thức ăn chứa nhiều nhất Vitamin B3 là hầu hết mọi thứ thịt và cá, đặc biệt là gan bò. Đâu hạt, ngũ cốc không tinh chế, hạt rau quả cũng chứa khá nhiều B3. Cà phê và trà cũng có B3. Rau cải xanh và sửa cũng có B3 nhưng ít hơn.
Dùng B3 như thuốc chữa bịnh có thể có một số phản ứng phụ không tốt, nhất là với liều hơn 1 g một ngày, như ngứa da, tê tê, đau đầu, ợ nóng, buồn nôn, nôn mữa, hại gan, đau gút, tăng đường trong máu. Có dạng Vitamin B3 như Solgar no flush niacin, mới sản xuất có thể ít bị phản ứng xấu hơn nhưng vẫn có thể làm độc gan, đau đầu và gây rối tiêu hoá nếu dùng lâu.
4. Vitamin B5 (Pantothenic Acid)
Vitamin B5 là nằm trong 1 enzim giúp chuyển hoá thức ăn thành năng lượng
Thiếu B5 có thể gây ra những triệu chứng sau đây:
Hội chứng bàn chân thấy nóng như đốt (Burning feet syndrome). Hội chứng này gia tăng trong mùa nóng và giảm bớt trong mùa lạnh. Theo Groper & Smith (2013) uống calcium pantothenate sẽ chỉnh được tình trạng này.
Nôn mửa
Mệt mỏi (fatigue),
Yếu sức
Bồn chồn không yên (restlessness)
Dễ cáu (irritability)
Suy dinh dưỡng có thể làm thiếu B5. Uống rượu nhiều, tiểu đường, viêm đường tiêu hoá tăng nhu cầu B5 nên cũng làm thiếu B5.
Bình thường, mỗi ngày chúng ta chỉ cần 5 mg B5 là đủ. Nhưng phụ nữ có thai và cho con bú cần trung bình 7 mg.
Mọi thứ thức ăn gốc thực vật cũng như động vật đều chứa vitamin B5. Tuy nhiên trong những thức ăn chứa nhiều nhất vitamin B5 phải kể đến thịt, nhất là gan, long đỏ trứng gà, sửa chua, đậu hạt, khoai tây, nấm, bông cải xanh (broccoli).
Chưa có trường hợp ngộ độc vitamin B5 nào được ghi lại. B5 an toàn ngay cả khi uống 10 g mội ngày trong 6 tuần. Tuy nhiên uống từ 15 đến 20 g một ngày có thể gây rối đường ruột, kề cả tiêu chảy.
5. Vitamin B7 (Biotin)
Vitamin B7 có chức năng quan trọng giúp biến chế đường glucose, chuyển hoá chất đạm, mỡ và chất bột (carbs). Nó cũng giúp chuyển vận khí carbon dioxide (CO2) . Theo Cơ quan An toàn thực phẩm Âu châu, B7 có vai trò đóng góp trong việc chuyển hoá dinh dưỡng, sản xuất năng lượng, chức năng thần kinh, chức năng tâm lý và bảo trì da, tóc cùng các màng nhờn. (Nordqvist, 2017,1).
Vitamin B7 được các vi sinh trong đường ruột tổng hợp thành và được hấp thụ từ đó. Vì thế, rất hiếm có trường hợp thiếu B7. Tuy nhiên nó có thể xãy ra cho những người có gen bị biến đổi (gene mutation)
Triêu chứng thiếu B7 gồm: (Gropper & Smith, 2013)
Trạng thái lờ phờ, hôn mê (lethargy)
Tê tay chân như bị kim chích (paresthesia)
Cơ bắp giảm trương lực (yếu xìu)
Trầm cảm
Bị ảo giác (hallucination)
Viêm da đỏ và có vãy xung quanh mắt, mũi và miệng
Biếng ăn
Buồn nôn
Rụng tóc và
Đau cơ bắp Nếu không trị chứng thiếu Vitamin B7 thì có thể đưa đến tử vong.
Theo Groper & Smith thì cứ uống không quá 10 mg B7 mỗi ngày là có thể dứt những triệu chứng trên.
Những người ăn nhiều trứng sống quá rất dễ bị thiếu B7 vì khả năng hấp thụ B7 bị suy giảm.
Những người bị viêm đường ruột hoặc uống rượu nhiều cũng suy giảm khả năng hấp thụ B7.
Thức ăn chứa nhiều nhất vitamin B7 gồm gan bò, đâu nành, lòng đỏ trứng gà, đâu hạt (legumes), hạt có dầu như đậu phụng, hạt hạnh nhân. Nhu cầu B7 hàng ngày trung bình là 30 micro gram. Lưu ý là lòng trắng trứng gà nếu ăn sống sẽ cản không cho cơ thể hấp thụ B12 trong lòng đỏ. Ăn trứng luột chín lòng trắng thì không sao.
Vitamin B7 (biotin) an toàn. Chưa có trường hợp nào có người bị ngộ độc vì B7 ngay cả khi liểu lượng trên 100 mg một ngày.
6. Vitamin B9 (Folate)
Vitamin B9 đóng vai trò then chốt trong quy trình sản xuất hồng cầu cũng như trong việc:
Tổng hợp và sửa chữa DNA và RNA.
Giúp phân bào và phát triển tế bào.
Tăng sức khoẻ trí óc
Bảo trì thính giác của người lớn tuổi (Nordqvist, 2017,2)
Thiếu Vitamin B9 có thể đưa đến trình trạng
Thiếu máu vì hồng cầu quá lớn (megaloblastic macrocytic anemia)
Mệt mỏi (fatigue)
Yếu đuối (weakness)
Đau đầu (headaches)
Dễ cáu (irratibility)
Khó chú tâm
Hụt hơi thở
Và tim hồi hộp (heart palpitations)
Phụ nữ mang thai thiếu Folic acid có nguy cơ sanh con bị dị tật bẩm sinh (birth defects) và cũng có thể là nguyên nhân trẻ em bị chứng autism và Down syndrome.
Triếu chứng thiếu vitamin B9 thường làm lưỡi đỏ rực và làm mỏng màng ruột nên giảm khả năng hấp thụ dinh dưỡng và gây tiêu chảy.
Uống nhiều rượu quá, viêm đường ruột và dùng một số thuốc tây như thuốc lợi tiểu furosemide, phenytoin, thuốc chống kinh phong, methotrexate (chữa phong thấp), cholestyramine (chữa mỡ máu cao) và sulfasalazine (trị viêm đường ruột) có thể gây nên tinh trạng thiếu B9. Nên uống B9 2-3 giờ trước hay sau khi uống các loại thuốc trên để tránh bởi ảnh hưỡng của thuốc.
Theo Groper & Smith thì cần 1-5 mg folate mỗi ngày để trị chứng thiếu B9. Tuy nhiên, 1mg axit folic nhân tạo là mức tối đa an toàn đối cho người lớn. Uống từ 0.8 – 5 mg axit folic mỗi ngày sẽ tăng nguy cơ ung thư và tử vong ung thư . Lượng B9 tương ương folate trong thức ăn trung bình được đề nghị ở mức 400 mcg một ngày.
Theo bộ Y tế New Zealand, phụ nữ có nguy cơ thấp sinh con bị khiếm khuyết ống thần kinh NTD (Neural Tube Defects) – tức là tình trạng não và thần kinh thai nhi không phát triển bình thường, như Down syndrome) nên uống 800 mcg Folic Acid mỗi ngày ít nhất 4 tuần trước khi thụ thai và 12 tuần sau khi thụ thai để bảo đảm an toàn cho thai nhi khỏi bị dị tật bẩm sinh liên hệ đế cột sống và não bộ. Phụ nữ có nguy cơ sinh con NTD cao có thể cần phải uống đến 5 mg một ngày. (Ministry of Health)
1 mcg axit folic nhân tạo tương đương với 2 mcg B9 trong thưc ăn vì phụ trợ axit folic được hấp thụ gấp đôi so với B9 (folate) trong thức ăn.
Thức ăn chứa nhiều nhất Vitamin B9 là nấm, rau bi na (spinach) mầm Brussels (Brussels sprout), hoa cải xanh (broccoli), tu níp, đâu bắp (okra), đâu phụng, đậu hạt (kể cả đâu đen, đậu đỏ, dâu tây, cam, chuối và gan. Thức ăn tươi có nhiều folate hơn là thức ăn chin vì sức nóng khi nấu ăn huỷ 50-60% vitamin B9. Nếu phải nấu thì nên làm nguội ngay thức ăn sau khi nấu với một ít nước nguội để giử lại B9.
7. Vitamin B12
Vitamin B-12 đóng vai trò chủ yếu đối với chức năng não bộ và hệ thần kinh. Nó cũng liên quan đến qui trình sản xuất hồng cầu và giúp tạo / điều tiết DNA. Công tác chuyển hoá trong mọi tế bào phải dựa vào B12 để tổng hợp axit mỡ và sản xuất năng lượng. Nó giúp cơ thể phóng thích năng lượng bằng cách giúp cơ thể hấp thụ vitamin B9.
Ở Mỹ, Viện Y tế quốc gia (NIH) khuyến khích thiếu niên và người lới tiêu thụ 2.4 mcg mỗi ngày. Phụ nữa có thai cần 2.6 mg mỗi ngày và phụ nữ cho con bú cần 2.8 mg một ngày. Uống Vitamin B12 nhiều hơn mức khuyến nghị không gây độc hại, Tuy nhiên lúc nào cũng nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi uống phụ trợ dinh dưỡng.
Một số thuốc tây có thể giảm khả năng hấp thụ vitamin B12 như metformin dùng cho bệnh tiểu đường, và thuốc trị lỡ bao tử. Một số thuốc kháng sinh như chloramphenicol, hay chloromycetin, cũng có thể ảnh hưởng đến việc hấp thụ vitamin B12. Vì vậy nên uống phụ trợ B12 và thuốc này xa nhau 2-3 tiếng đồng hồ.
Da lợt lạt (pale) hay vàng vọt (jaundice) vì thiếu máu do hồng cầu quá lớn (megaloblastic macrocytic anemia), giống như thiếu B9. Lý do là vì không có B12 thì quy trình chuyển hoá bình thường của coenzim folate không thực hiện được.
Mệt và yếu do không đủ hồng cầu đem oxy đến các tế bào cơ thể
Có cảm giác bị kim gai đâm chích ở tay chân. Vì thiếu B12 thì màng bọc dây thần kinh (myelin) không hoàn chỉnh.
Đi đứng dễ mất thăng bằng, nên cách đi đứng thiếu vững vàng . Đây là triệu chứng phần lớn người già gặp phải vì thiếu B12 mà không biết.
Hụt hơi và thấy choáng váng do không đủ hồng cầu đem oxy đến các tế bào cơ thể. Nhưng triệu chứng này có thể do nhiều nguyên nhân khác. Vì vậy nên hỏi ý kiến bác sĩ.
Thị giác khó chịu hoặc mờ vì dây thần kinh đến mắt bị hư do thiếu B12. Triệu chứng này biến mất khi dùng phụ trợ B12.
Thay đổi tâm tính (Mood changes) : Thiếu B12 có thể làm thiệt hại mô tế bào não và gây rối tín hiệu thần kinh nên làm tâm tính trở nên bất thường và suy giảm trí nhớ.
Nguyên do thiếu Vitamin B12 có thể là:
Không tiêu thụ đủ thức ăn chứa nhiều B12. Những người chỉ ăn rau quả dễ bị thiếu B12 vì rau qủa ít khi có B12.
Lá lách bị hư chức năng ngoại tiết. (impaired pancreatic exocrine function)
Chức năng bao tử bị hư hỏng – làm giảm hiệu năng qui trình hấp thụ vitamin B12 từ thức ăn. Tình trạng này thường xãy ra khi cơ thể bị chứng tự miễn nhiễm: cơ quan miễn nhiễm tấn công các tế bào màng bao tử như ngoại thể xâm lược.
Chức năng tiêu hoá ở ruột non, nhất là khúc cuối ruột non (ileum) bị hư hỏng làm suy giảm khả năng hấp thụ B12.
Đường ruột bị nhiễm ký sinh. Giun sán có thể tranh giành B12 cho chúng và làm giảm B12 còn lại cho cơ thể. Thuốc tây dùng cho bịnh lỡ loét bao tử và bịnh hơi trào ngược lên thực quản (gastroesophageal reflux) thuộc loại chắn H2 và ức chế bơm proton (proton pump inhibitors) thường giảm khả năng hấp thụ B12 vì chúng tạo nên tình trạng vi sinh quá nhiều (bacterial overgrowth) trong ruột non. Những vi sinh dành ưu tiên sử dụng B12 cho chúng.
Thức ăn chứa nhiều vitamin B12 là thức ăn gốc động vật gồm thịt cá, phó-mat và nhất là sò hến, hào biển. Hấp thụ nhiều Vitamin B12 chưa có trường hợp nào được ghi là có hại, nhưng cũng không có lợi gì.
8. Vitamin B6 (Pyridoxine)
Hơn 150 phản ứng enzim trong cơ thể cần vitamin B6 để chế biến chất đạm, carbs và mỡ chúng ta ăn vào. Hệ thống miễn nhiễm và thần kinh cũng cần vitamin B6 để thực hiện chức năng của mình. (Healthline, n.d, 1). Gần đây B6 được khám phá là có tính chống viêm và chống oxit hoá. Vì vậy nó có thể giúp phòng ngừa những bịnh mãn tính như ung thư và bịnh tim mạch (Bird, 2017).
Hầu như ít ai thiếu vitamin B6, nhưng nếu thiếu những vitamin khác như B9 và B12 thì có thể thiếu B6 nữa.
Thiếu Vitamin B6 có thể gây những triệu chứng như sau: (Healthline, n.d., 1; NIH, n.d; Gropper & Smith, 2016)
Da nỗi đỏ từng vạt (Skin rashes) ngứa, có vãy và nhờn (seborrheic dermatitis) trên đầu, cổ, mặt, ngực trên. Tiêu thụ đủ vitamin B6 thường phục hồi da lại bình thường.
Môi bị nứt và đau ở khoé môi . Tiêu thụ đủ B6 bằng dinh dưỡng hay phụ trợ B6 có thể làm lành triệu chứng này.
Lưỡi đau và láng. Tiêu thụ thức ăn chứa nhiều vitamin B6 hoặc uống phụ trợ B6 có thể giúp hết triệu chứng này . Thiếu B9 và B12 cũng gây triệu chứng này.
Tâm tính thay đổi . Cần có B6 để tạo nên tín hiệu thần kinh điều khiển tâm tính. Vì thế thiếu B6 sẽ làm tâm tính bớt tính tích cực, gây nên lo âu, trầm cảm , tiêu cực và thờ ơ.
Hệ miễn nhiễm yếu đi.. Thiếu B6 sẽ làm giảm số lượng kháng thể (antibodies), bạch cầu và những chất khác tạo ra trong cơ thể để chống nhiễm trùng làm cho cơ thể dễ bị bịnh.
Mệt mỏi và thiếu sinh lực. Cần cóVitamin B6 để tạo nên huyết cầu tố hemoglobin trong hồng cầu. Thiếu B6 đưa đến thiếu huyết cầu tố để đem oxy tới các tế bào. Vì thế thiếu B6 sẽ làm cơ thể thiếu máu, mệt mỏi và thiếu sinh lực. Triêu chứng thiếu máu này sẽ hết khi uống phụ trợ B6 dưới dạng “ pyridoxal 5’-phosphate (PLP hoặc P-5-P). Đây là dạng B6 năng động nhất (most active), so với B6 không năng động là pyridoxine hydrochloride (HCl).
Cảm giác đau như bị kim chích trên tay và chân. Vitamin B6 cũng cần cho hệ thống đưa tin thần kinh. Thiếu B6 có thể gây thiệt hại thần kinh gây cảm giác nóng bừng ở chân hoặc đau như kim chích ở tay chân và cũng có thể làm mất thăng bằng, đi đứng khó khăn. Uống đủ B6 PLP sẽ giúp thoát khỏi triệu chứng này. Tuy nhiên nếu cứ uống B6 dạng HCL liên tục có thể gây rốí thần kinh vì peridoxine HCl sẽ tranh giành và cản trở PLP trong cơ thể. Sức khoẻ thần kinh sẽ phục hồi khi uống phụ trợ PLP nếu thần kinh bị hư hại vì thiếu B6.Ngược lại nếu thần kinh bị hư hại vì uống quá nhiều Pyridoxine HCl thì không thể phục hồi được. (Gropper & Smith, 2013)
Động kinh (seizure). Thiếu B6 có thể là một trong những nguyên nhân gây nên động kinh vì thiếu B6 thì cơ thể không sản xuất đủ chất phát tín hiệu làm dịu thần kinh Gabapentin. Hậu quả là cơ thể bị kích động quá mức. Tình trạng này thường xãy ra cho trẻ sơ sinh dùng công thức dinh dưỡng thiếu B6, nhưng cũng có thể xãy ra cho người lớn.
Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não (stroke), suy tim và bịnh mất trí nhớ Alzheimer’s vì chất homocysteine, một phụ chất phụ sinh ra trong quy trình chuyền hoá chất đạm, bị lên cao gây thiệt hại cho mạch máu và thần kinh. Cần có Vitamin B như B6, B9 và B12 để biến chế homocysteine thành những chất không độc. (Pietrzik & Brönstrup ,1998)
Thức ăn chứa nhiều B6 nhất gồm
Thịt ức không da của gà tây rô ti
Thịt lưng heo rô ti
Thịt ức (bỏ da) gà luộc
Cá Hồi (salmon)
Trứng gà
Ớt ngọt (sweet red pepper) tươi
Chuối, khoai tây nướng luôn vỏ, avocado, mận khô (prune), hạt hoa hướng dương rang.
Trái cây (ngoại trừ chanh cam)
Nếu ăn đủ thịt, rau quả và hạt có dầu thì không sợ thiếu B6. Nếu ăn chay thì có thể cần uống them B6 vì, B6 trong rau quả hấp thụ ít hơn là trong thịt cá.
Xin lưu ý là tiêu thụ B6 quá nhiều có thể gây rối loạn thần kinh (neuropathy) nhất là B6 dạng Pyridoxine Hydrochloride . Liều B6 tối đa an toàn là 100 mg /ngày cho người lớn và nếu chọn được B6 dưới dạng PLP (pyridoxal 5’-phosphate) thì tốt hơn.
Lưu ý:
Bài này được trình bày với mục đích thông tin thôi chứ không thay thế ý kiến của y sĩ của người đọc.
Tham Khảo
Bird RP (2017). The Emerging Role of Vitamin B6 in Inflammation and Carcinogenesis [Abstract].
Minisry of Health. Folate/ Folic Acid . https://www.health.govt.nz/our-work/preventative-health-wellness/nutrition/folate-folic-acid#what_is_NTD
NIH (n.d.) Vitamin B6. Fact Sheet for Health Professional. National Institutes of Health. https://ods.od.nih.gov/factsheets/VitaminB6-HealthProfessional/
Nordqvist, C. (2017, 2) What to know about folic acid. MedicalNewsToday. https://www.medicalnewstoday.com/articles/219853.php
Pietrzik K, Brönstrup A . (1998) Vitamins B12, B6 and folate as determinants of homocysteine concentration in the healthy population. Eur J Pediatr. 1998 Apr.
Kinh Vị thuộc Dương , đi đôi với Kinh Tỳ và có chức năng hội nhập Khí trong thức ăn qua tiến trình tiêu hoá và hấp thụ.
Kinh Vị bị rối loạn hay bế tắc sinh ra nan đề tiêu hoá và dạ dày như đau bụng, sình, phù, nôn mửa, méo mặt, đau nướu răng trên, chảy máu cam. Đồng thời cũng gây ra lo âu, lo phiền, nghi ngờ, thiếu tự tin, cảm thấy nghi ngại và mất tin tưởng.
Ki Kinh Vị thông suốt, chúng tá sẽ công bình, cởi mở và quan tâm.
Vượng nhất là khoảng 7-9 giờ sáng
Hình vẽ lộ trình của kinh Vị
Sau đây là bảng liệt kê những triêu chứng bịnh có thể cải thiện hay dứt khi vỗ đâp trên huyệt (giống như được châm cứu, bấm huyệt). Ưu Diểm của vỗ đập là không cần chính xác, đồng thời kích thích được nhiều huyệt và kinh mạch xung quanh.
Tên huyệt đạo
Vỗ đập tren huyệt này có thể trị
Acupoint, over which spapping amy relieve:
Thừa khấp
Mắt đau sưng đỏ, đêm không thấy đường, Mí mắt co giật.
ST1 – Chengqi – Redness, swelling and pain of the eye, night blindness, twitching of the eyelids
Teo bắp thịt; bàn/ngón chân yếu, tê và đau; lưng dưới / đầu gối bị lạnh và đau
ST31 – Muscular atrophy, weakness, numbness and pain of lower extremities, coldness and pain of the lower back and knee
Phục thỏ
Bàn chân ngón chân bị liệt hay yếu;
Lưng dưới/đầu gối bị đau và lạnh.
ST32 – Futu – Paralysis or weakness of the lower extremities, coldness and pain of the lower back and knee
Âm thị
Đầu gối + đầu chân lạnh và đau. Chân cử động bị giới hạn. thoát vị; bụng sình va đau.
ST33 – Coldness and pain of the lower extremities and knee, limitation of the lower extremities, hernia, abdominal distention and pain
Lương khâu
Đau dạ dày cấp tính, đau bụng, khớp đầu gối sưng đau, bàn chân yếu.
ST34 – Liangqiu – Stomach ache, Acute gastric pain, swelling and pain of the knee joint, weakness of the lower extremities
Độc tỵ
Khớp đầu gối sưng và đau
ST35 – Dubi – Swelling and pain of the knee joint
Túc tam lý
Đau dạ dày, nôn mửa, không nuốt được, sình bụng, sôi bụng, tiêu chảy, không tiêu, ăn không tiêu, kiết lị, táo bón, đau bụng, hồi hộp, hụt hơi, ăn không ngon, uể oải, chóng mặt, mất ngủ, ho, suyễn, đau khớp đầu gối.
ST36 – Gastric pain, vomiting, dysphagia, abdominal distention, borborygmus, diarrhea, indigestion, dysentery, constipation, abdominal pain, palpitation, shortness of breath, poor appetite, lassitude, dizziness, insomnia, cough and asthma, pain in the knee joint
Thượng cự hư
Đau bụng, sôi bụng, tao bón, teo cơ bắp, bàn chân/ ngón chân yếu, tê và đau.
ST37 – Shangjuxu – Abdominal pain, borborygmus, constipation, diarrhea, muscular atrophy, weakness, numbness and pain of the lower extremities
Điều khẩu
Vai lạnh, đau và yếu, teo cơ bắp, ngón chân yếu, tê và đau, sưng bàn chân, co giật cơ bắp.
ST38 – Tiaokou – Coldness, pain, and weakness of the shoulder, muscular atrophy, weakness, numbness and pain of the lower extremities, swelling of the foot, spasm
Hạ cự hư
Đau bụng dưới, đau lưng dưới làm đau dái, tiêu chảy, kiết lị, teo bắp thịt; ngón chân yếu, tê và đau.
ST39 – Xiajuxu – Lower abdominal pain, pain in the lower back referring to pain in the testicles, diarrhea, dysentery, muscular atrophy, weakness, numbness and pain of the lower extremities
Phong long
Nôn mửa, táo bón, ho, đờm quá nhiều, suyển, thần kinh rối loạn,đau đầu, chóng mặt, ngón chân tê liệt hay yếu đi.
ST40 – Fenglong – Vomiting, constipation, cough, excessive phlegm, asthma, psychosis, headache, dizziness, paralysis or weakness of the lower extremities
Giải khê
Đau khớp mắt cá chân, cơ bắp teo và yếu, ngón chân tê và đau, đau đầu, chóng mặt, nỗi khùng, sình bụng, táo bón.
ST41 – Jiexi – Pain of the ankle joint, weakness and muscular atrophy, numbness and pain of the lower extremities, headache, dizziness, manic psychosis, abdominal distention, constipation
Xung dương
Đau dạ dày, sình bụng, sưng và đau cạnh ngoài bàn chân, sưng mặt, đau răng, sệ miệng và mắt.
ST42 – Chongyang – Gastric pain, abdominal distention, swelling and pain of the dorsum of the foot, swelling of the face, toothache, deviation of the mouth and eye
Hãm cốc
Khó mở mắt vì cơ bắp mi trên yếu đi, phù mặt và cơ thể, sưng và đau sống bàn chân, đau bụng.
ST43 – Xiangu – Myasthenia of the upper eyelid and difficulty opening the eyes, facial and general edema, swelling and pain of the dorsum of the foot, abdominal pain